Chán nản khi làn da ngày một khô cằn già cỗi? Tiếc gì 5 phút tìm hiểu, biết đâu Retinol lại đúng thứ mà bạn đang tìm kiếm

Retinol là gì?

Retinol (vitamin A) là Retinoid – một hoạt chất được dùng chủ yếu với mục đích chống lão hoá. So với các hoạt chất khác, Retinoids là hoạt chất sở hữu số lượng công trình nghiên cứu thực chứng đồ sộ nhất, luôn được coi là tiêu chuẩn vàng của chống lão hoácải thiện toàn diện kết cấu da.

Trong mỹ phẩm, Retinol được dùng phổ biến dưới dạng phái sinh là các Retinyl Esters (Retinyl Acetate, Retinyl Propionate và Retinyl Palmitate) vì ổn định và ít gây kích ứng hơn so với Retinol thông thường.

Retinol creams

Cho tôi lý do để dùng Retinol

Như bao loại Retinoid khác, Retinol có các công dụng phổ biến sau:

  • Mờ nếp nhăn, làm da săn chắc, chống lão hoá không thua gì các chất chống oxy hoá 1
  • Trị các loại mụn từ vừa đến trung bình, an toàn hơn Benzoyl Peroxide và kháng sinh 2 3
  • Làm da trắng sáng nhờ vào sự can thiệp quá trình tổng hợp melanin 4
  • Kích thích tổng hợp collagen và sản sinh nguyên bào sợi, từ đó làm dày sừng và cải thiện cấu trúc da 5 6
  • Điều trị các bệnh lý về da như vẩy nến, dày sừng quang hoá, tổn thương da vì tia tử ngoại 7

Vậy thì tại sao lại nên lựa chọn Retinol để dùng thay vì các loại Retinoids khác? Sau đây là lí do:

  • Là dòng Retinoid tự nhiên giàu nghiên cứu thực chứng về công dụng và độ an toàn
  • Không quá mạnh như Tretinoin. Retinol khi dùng sẽ không hấp thụ vào da ngay mà phải trải qua một quá trình chuyển hoá. Trong đó, gốc cồn của Retinol bị oxy hoá thành gốc Aldehyde rồi tiếp tục bị oxy hoá thành Carboxylic Acid (Tretinoin) rồi từ đó mới phát huy tác dụng trên da. Bởi vậy, Retinol tác động chậm và ít gây kích ứng hơn nhiều so với Tretinoin 8. Đây là sản phẩm giúp bạn làm quen với Retinoids trước khi chuyển sang các loại mạnh hơn
  • Đa dạng sản phẩm và nồng độ nhất trong các loại Retinoid, dễ chọn mua.

Retinol có tác dụng phụ không?

Sử dụng Retinol nhìn chung an toàn và không đem lại các triệu chứng quá trầm trọng. Tuy nhiên, đây là hoạt chất mạnh nên ban đầu sẽ có thể gây kích ứng. Sẽ không ngạc nhiên nếu một số hiện tượng không mong muốn sau xảy ra trong vài tuần đầu sử dụng:

  • Da tấy đỏ, ngứa xót, nhạy cảm
  • Da khô thậm chí rất khô
  • Mặt mũi thậm chí còn be bét hơn vì đẩy mụn

Trong thời gian dùng Retinol, bạn luôn cần phải chống nắng cẩn thận vì Retinol làm tăng sự nhạy cảm của da dưới nắng.

Một lưu ý quan trọng nữa là Vitamin A không được dùng cho bà bầu vì nguy cơ gây biến dạng thai nhi 9

Phải dùng trong bao lâu mới thấy kết quả

Phải xác định trước khi sử dụng Retinol rằng đây là một liệu pháp lâu dài, cần nhiều tháng kiên trì bền bỉ để thấy được sự thay đổi chứ không thể có tác dụng ngay lập tức.

Tác dụng trị mụn có thể thấy được sau vài tuần, tuy nhiên tác dụng làm sáng da và chống lão hoá sẽ lâu hơn.

Sử dụng Retinol như thế nào?

Nồng độ

Nên bắt đầu với nồng độ ‘yếu’ tầm 0.5% trở xuống rồi tăng dần lên đến 1%. Khi da trở nên quen thuộc với Retinol nồng độ cao, bạn có thể chuyển sang loại Retinoid mạnh hơn như Tretinoin.

Cách apply

Rửa mặt xong, để da thật khô rồi mới bôi Retinol. Tránh bôi trên da ẩm. Lượng dùng phổ thông được khuyến cáo là một lượng nhỏ vừa bằng hạt đỗ

Tần suất sử dụng

Ban đầu chỉ nên sử dụng với tần suất thấp khoảng 1 đến 2 lần một tuần, khi da đã bắt đầu quen sản phẩm có thể từ từ tăng cường độ dùng lên đến mức tối đa là dùng hàng ngày.

Thời gian sử dụng

Vì Retinoids làm tăng độ nhạy cảm của da dưới ánh nắng, nên dùng vào buổi đêm ngay trước khi đi ngủ.

Thứ tự dùng

Làm sạch da (cleansing) -> Sản phẩm tính acid (Retinol, Vitamin C, AHA, BHA) -> Sản phẩm độ pH cao (như niacinamide, hyaluronic acid serum) -> Dưỡng ẩm

Có thể dùng sau dưỡng ẩm

Nếu bôi theo thứ tự thông thường như trên mà da phản ứng quá dữ dội với sản phẩm. Bạn có thể bôi Retinol sau bước dưỡng ẩm để hạn chế bớt sự kích ứng

Lưu ý sau khi dùng

Cần chống nắng cẩn thận bằng kem chống nắng và quần áo bảo vệ kỹ càng, hạn chế để da bị tác động bởi tia UV trong thời gian dùng Retinol
Khi dùng các loại Retinoids tự nhiên (Retinol, Retinal, Tretinoin), cần hạn chế tiếp xúc với ánh sáng kể cả ánh sáng đèn lẫn màn hình vi tính sau khi apply vì đặc tính dễ bị phân huỷ bởi ánh sáng.

Một số sản phẩm tiêu biểu

Vì đặc tính thiếu ổn định dưới ánh sáng và môi trường, việc đưa Retinol vào mỹ phẩm bán đại trà không phải dễ. Nếu đã quyết định sử dụng Retinol để cứu rỗi sự xuân sắc cho làn da, hãy lựa chọn sản phẩm từ các nhà cung cấp và nhãn hàng uy tín để được tiếp cận công nghệ và sự phân phối tốt nhất. Mua phải Retinol có công thức thiếu ổn định hoặc bị ‘tồn kho’ quá lâu không những là sự lãng phí tiền bạc mà còn ẩn chứa những rủi ro khó lường.

Các bạn có thể tham khảo một số sản phẩm sau:

Nguồn tham khảo

  1. Pilkington, S. J., Belden, S., & Miller, R. A. (2015). The Tricky Tear Trough: A Review of Topical Cosmeceuticals for Periorbital Skin Rejuvenation. The Journal of clinical and aesthetic dermatology, 8(9), 39-47.
  2. Guidelines of care for the management of acne vulgaris Zaenglein, Andrea L. et al. Journal of the American Academy of Dermatology , Volume 74 , Issue 5 , 945 – 973.e33
  3. Marita Kosmadaki, Andreas Katsambas, Topical treatments for acne, Clinics in Dermatology, Volume 35, Issue 2, 2017, Pages 173-178, ISSN 0738-081X, https://doi.org/10.1016/j.clindermatol.2016.10.010.
  4. Topical Treatments for Melasma and Postinflammatory Hyperpigmentation – Skin Therapy Letter
  5. Modulation of collagen synthesis and cell proliferation by retinoids in human skin fibroblasts. Shigematsu, Takeshi et al. Journal of Dermatological Science , Volume 9 , Issue 2 , 142 – 145
  6. Retinoid effects on fibroblast proliferation and collagen synthesis in vitro and on fibrotic disease in vivo. Daly, Theodore J. et al. Journal of the American Academy of Dermatology , Volume 15 , Issue 4 , 900 – 902
  7. Textbook of Cosmetic Dermatology, p.71
  8. Mukherjee, S., Date, A., Patravale, V., Korting, H. C., Roeder, A., & Weindl, G. (2006). Retinoids in the treatment of skin aging: an overview of clinical efficacy and safety. Clinical interventions in aging, 1(4), 327-48
  9. Treatment of Acne in Pregnancy. Anna L. Chien, Ji Qi, Barbara Rainer, Dana L. Sachs, Yolanda R. Helfrich J Am Board Fam Med Mar 2016, 29 (2) 254-262; DOI: 10.3122/jabfm.2016.02.150165