Silicone vốn là một trong những thành phần phổ biến nhất trong skincare và đồng thời cũng là một trong những thành phần chịu nhiều tai tiếng nhất. Nhiều người cho rằng silicone chẳng làm được gì cho da, cho vào đồ skincare chỉ thừa thãi, khiến da bít tắc và nổi mụn.

Tuy nhiên đây là những lời đồn đoán lo ngại thiếu cơ sở. Trên thực tế, silicone là một hợp chất an toàn cho sức khoẻ, được ứng dụng lâu đời trong y tế và các sản phẩm chăm sóc cá nhân từ những năm 1950. Silicone cũng không gây bít tắc lỗ chân lông và là một chất quan trọng giúp cải thiện sự hiệu quả của các sản phẩm skincare. Trong mỹ phẩm, silicone được sử dụng vì một số lý do sau:

Tạo một lớp nền dễ thoa, dễ tán

Một số các sp mỹ phẩm, skincare mang tính ‘tạo màu’ ví dụ như foundation, kem chống nắng vật lý (có màu trắng của ZnO và Ti2O) cần được ‘mang’ trong một dịch lỏng có tính chất dễ thoa, dễ bao phủ để màu sắc có thể dàn trải đều trên da, tránh hiện tượng vón cục, không đều màu và silicone là lớp nền hoàn hảo cho việc này.

Một số loại silicone có tính lỏng nhẹ, nhanh bay hơi như cyclomethicone, khi mang trong mình sắc tố sẽ dễ dàng giúp sắc tố trải đều trên mọi ngõ ngách trên da, sau đó bốc hơi đi giúp màu sắc bám lại. Một số loại silicone khác có khả năng tạo ra một lớp film mỏng kết dính các sắc tố lại, tạo ra một dải màu đều trên da, tương phản ánh sáng tốt, không bị lởm chởm

foundation trong mỹ phẩm dùng silicone để tạo độ dễ tán

Che giấu nếp nhăn

Silicone là một chất có khả năng che phủ nếp nhăn trên da. Nếu như sử dụng đồ trang điểm là việc phủ các lớp phấn, lớp nền lên để che khuất khuyết điểm thì sử dụng silicone là biện pháp che phủ ‘tự nhiên’ hơn. Silicone bao gồm các hạt phân tử trong suốt có khả năng khuếch tán ánh sáng, tạo ra hiệu ứng ‘soft focus’ mờ mờ ảo ảo làm nếp nhăn mờ đi. Để tưởng tượng đơn giản nhất thì giống như việc các bạn dùng phần mềm camera 360 bật chế độ làm mịn da ý. Da trong ảnh trông sẽ láng mịn vch, không thấy mụn lỗ chân lông đâu luông nhưng chất lượng ảnh sẽ giảm xuống, bạn phóng to ra sẽ thấy vỡ nét. Ở đây cơ chế của silicone cũng gần na ná thế.

Kiềm dầu

Các phân tử silicone còn có một tính năng nữa là hút dầu nên được ứng dụng nhiều trong các loại kem dưỡng ‘kiềm dầu’, khi thoa lên nhìn da có vẻ đỡ bóng bẩy, ít dầu đi. Tính năng này giống với bột ngô (corn starch) hoặc bột talc. Các sản phẩm mỹ phẩm chứa các chất này không phải là có khả năng gì thần thánh khiến tuyến dầu tiết ít dầu lại mà do chúng hút nhờn được thôi. Tuy nhiên, trong khi các loại bột chủ yếu được sử dụng trong các loại phấn trang điểm thì silicone có thể được đưa vào kem dưỡng, tạo ra những loại kem vừa có khả năng dưỡng ẩm, vừa kiềm dầu sương sương.

Silicone là phương tiện hoàn hảo để chứa active

Nhiều loại active có tác dụng chống lão hoá, giúp cải thiện các quá trình sinh học trên da đã được sử dụng rất lâu dài trong mỹ phẩm như Vitamin A, Vitamin C, Vitamin E, AHA,… Phương tiện tốt nhất để đưa các loại active này vào da là dịch lỏng không chứa nước (anhydrous) bởi nước thường là nguyên nhân khiến cho active hoạt động kém đi do 2 nguyên nhân chính: 1 là nước khó thể đưa active thẩm thấu qua lớp màng lipid bảo vệ da được, 2 là dung dịch chứa nước dễ bị oxy hoá -> khiến active trở nên kém hoạt động.

Phương án được đưa ra là đưa các loại active vào trong 1 lớp nền không chứa nước, mà phổ biến nhất là dầu hoặc là silicone. Tuy nhiên, thông thường các sản phẩm nền dầu khiến da trở nên bóng nhẫy mất thẩm mỹ. Trong khi đó, nền silicone thoáng hơn, nhanh bay hơi và không bóng, là phương tiện được ưa chuộng hơn để chứa hoạt chất.

silicone cream

Silicone giúp bọc các phân tử chống nắng

Hem biết các bạn fan ruột của page còn nhớ hem, trong 1 bài nói về các thành phần chống nắng tớ đã đề cập tới việc người ta phải ‘đập nhỏ’ các thành phần chống nắng vật lý (Ti2O và ZnO) để khiến chúng bớt cái màu trắng nhờ nhờ kinh dị khi táp lên da. Điều này tuy giải quyết được vấn đề thẩm mỹ, tuy nhiên khiến cho các phân tử Ti2O và ZnO kích cỡ nano trở nên kém ổn định hơn và có nguy cơ lọt vào cơ thể.

Và giải pháp được đưa ra là bọc các phân tử này lại trong những lớp màng trơ để tăng cường sự phòng thủ của chúng dưới tác động hà khắc của tia UV đồng thời tăng kích thước phân tử của chúng lên làm giảm nguy cơ xâm nhập vào mạch máu. Và cái lớp màng bọc bên ngoài đó chủ yếu là Silica và Silicone đấy các bạn ợ.

chất chống nắng bọc bằng silicone

Khả năng khóa ẩm của silicone

Mặc dù chức năng khoá ẩm của silicone không phải là chức năng chính và cũng không thể bì được với mineral oils nhưng cũng có nghiên cứu cũng chỉ ra là silicone cũng ngăn được 1 phần hiện tượng thất thoát nước bề mặt (TEWL)

KẾT LUẬN LẠI là silicone là một chất an toàn, được ứng dụng vì nhiều mục đích, không trực tiếp làm da bạn đẹp lên nhưng hỗ trợ đắc lực cho kết cấu mỹ phẩm và các active khác. Nên là từ giờ thấy đứa nào tung hô sản phẩm ‘tự nhiên, không silicone không hoá chất’ thì cứ tự động dạt ra nhoá. Cứ tin bọn tớ đây này, chỉ có đẹp lên thôi