AHA là hoạt chất phổ biến thường gặp trong mỹ phẩm, có nhiều công dụng nhưng chúng mình đánh giá mạnh nhất ở công dụng làm mịn da, trị mụn và làm sáng. Các chất trong nhóm AHA về mặt cấu tạo hóa học đều có điểm chung là có nhóm -OH gắn ở vị trí alpha của mạch carboxylic. Riêng malic acid thì đặc biệt có nhóm -OH gắn cả ở vị trí alpha lẫn beta nên vừa có thể coi là alpha hoặc beta hydroxy acid.
Các ứng dụng của AHA từ mức độ phổ biến đến ít phổ biến hơn bao gồm:
- Làm sáng da
- Làm mịn và làm căng bóng da. Đặc biệt được chỉ định cho da khô sần sùi
- Trẻ hóa da
- Giảm ách tắc lỗ chân lông, điều trị mụn (hiệu quả nếu kết hợp cùng các actives khác)
AHA hoạt động như thế nào?
AHA không đông kết protein và làm chết tế bào sừng như phenol hoặc TCA mà tiêu sừng bằng cách len lỏi vào liên kết protein giữa các tế bào da, làm chúng lỏng ra và tự bóc tách. AHA chủ yếu hoạt động ở bề mặt da, kể cả peel với nồng độ rất cao cũng không tới đc tầng trung bì. Tuy vậy, AHA vẫn có thể kích thích quá trình tổng hợp collagen, elastin ở tầng trung bì
Ngoài ra, khác với BHA, AHA có khả năng giữ nước và làm ẩm da, cũng là lý do khiến nó phù hợp để cải thiện tình trạng da khô sần.
Lựa chọn AHA để sử dụng như thế nào
Các loại AHA phổ biến thường được dùng trong mỹ phẩm bao gồm: glycolic acid, lactic acid, mandelic acid, malic acid, citric acid… sắp xếp theo độ mạnh giảm dần. Trong các chất này thì glycolic acid có khả năng tiêu sừng mạnh nhất, được ứng dụng nhiều nhất trong các sản phẩm treatment và peel.
Peel glycolic acid 10-30% có thể dùng để hỗ trợ trị mụn. Nồng độ từ 30-70% dùng để giảm nhăn, trẻ hóa và làm căng da. Tuy nhiên ở nồng độ càng cao thì peel glycolic càng khó kiểm soát. Để trẻ hóa da hiệu quả thì các loại peel mix thường sẽ được ưu tiên hơn để giảm rủi ro bỏng da và kích ứng. Các loại AHA khác để đạt được hiệu quả khi peel cần sử dụng ở nồng độ cao tối thiểu là 20%, peel mandelic và malic thường được dùng ở nồng độ 40%.
Các loại AHA ngoài tiêu sừng còn có khả năng cấp ẩm khá tốt. Lactic acid, mandelic acid, malic acid ở nồng độ thấp dưới 5% sẽ ko phát huy công dụng tiêu sừng mấy mà chủ yếu chỉ giúp da ẩm hơn. Các bạn nên lưu ý điểm này khi lựa chọn sản phẩm.
Citric acid ở nồng độ thấp dùng để điều chỉnh pH, nhiều sản phẩm tuy có citric acid nhưng ở gần cuối bảng thành phần thì ko đc coi là serum có AHA vì thực chất citric acid cho vào ngoài để ổn định sản phẩm thì không có công dụng gì khác.
Kết hợp AHA với các hoạt chất khác?
Bạn có thể sử dụng kết hợp AHA với nhiều hoạt chất khác để tăng cường hiệu quả điều trị:
- AHA + Salicylic Acid -> Trị mụn
- AHA + Tretinoin/Retinoids -> Làm sáng, làm mịn, trẻ hóa da
- AHA + Hydroquinone/Arbutin/Kojic Acid -> Làm trắng da
Các hoạt chất có thể được kết hợp trong cùng 1 sản phẩm hoặc dùng riêng thành 2 bước. Nếu dùng riêng biệt thì AHA có thể dùng trước hoạt chất điều trị để tăng mức độ thẩm thấu của hoạt chất. Bạn có thể dùng AHA dạng liquid trước, sau đó bôi sản phẩm đặc trị. Hoặc dùng AHA dưới dạng cream vào ban ngày rồi bôi sp đặc trị vào ban đêm – Cả 2 cách đều hiệu quả
1 số lưu ý khi lựa chọn sản phẩm AHA
Sau đây là 1 số tips chọn AHA theo chúng mình đọc nghiên cứu và tự thân đúc kết được sau quá trình thay đổi nhiều sản phẩm và thử nghiệm trên hàng trăm khách hàng tại VN
- Chọn sản phẩm mix nhiều loại AHA thay vì 1 loại AHA duy nhất (hiệu quả thường tốt hơn)
- Chọn sản phẩm theo mục đích điều trị. Sản phẩm chứa AHA nhưng dành cho da mụn sẽ khác với dành cho da lão hóa. Không khuyến khích các bạn chọn các sp AHA chung chung như TO hoặc inkey list, hiệu quả điều trị sẽ thấp hơn so với các công thức chuyên biệt.
- Dạng thức quyết định nhiều đến mức độ ‘rát’ của sản phẩm. Thông thường dạng cream hoặc gel cream sẽ bớt châm chích trên da hơn dạng liquid. Tùy vào sức chịu đựng của khách hàng mà các bạn có thể tư vấn khách dạng thức sản phẩm phù hợp
Các vấn đề thường gặp khi dùng AHA
Vấn đề lớn nhất khi dùng AHA là châm chích. Có 1 số người dù da khoẻ nhưng lại đặc biệt nhạy cảm với AHA, khi dùng da luôn đỏ và rát ngứa. Giải pháp đơn giản nhất là giãn tần suất sử dụng. Đối với khách hàng sử dụng peel hoặc AHA ở nồng độ cao thì nên kèm thêm trung hòa để đề phòng. Kể cả khi rửa mặt với nước thì AHA vẫn sẽ tiếp tục hoạt động trên da, chỉ có sử dụng trung hòa mới chặn hoàn toàn được hoạt động của acid.
Peel AHA quá lố, dù là bằng các sp peel tại nhà cũng sẽ có nguy cơ gây bong và khô da ở những vùng da mỏng và nhạy cảm. Bong da do peel AHA là toang chứ ko đẹp đẽ như peel TCA. Nhẹ thì tróc đỏ mấy hôm, nặng thì khô cóng khô quéo luôn vùng da đấy mà rất lâu mới hồi được. Để hạn chế tình trạng này, bạn nên bôi vaseline vào các vùng da mỏng trước khi peel như vùng khoé mắt, khoé miệng.
Có được dùng AHA vào ban ngày?
Sử dụng AHA ban ngày thực tế ra cũng không có vấn đề gì cả, không gây cháy da như bạn hay được nghe. Có điều bạn cần lựa chọn sản phẩm phù hợp và chống nắng cẩn thận. 1 số sp chứa AHA thậm chí được hãng chỉ định dùng ban ngày thay vì ban đêm.
Ứng dụng trẻ hóa da tại cơ sở thẩm mỹ
Peel AHA nồng độ cao (50-70%) có ứng dụng trong trẻ hóa da mặt và cơ thể, giúp làm giảm nếp nhăn. Tuy nhiên hiện nay phương pháp này không được sử dụng nhiều vì rủi ro rất cao, đòi hỏi nhiều sự khéo léo và cẩn trọng trong quy trình thực hiện. Trong khi đó thì đã có nhiều công nghệ mới ra đời giúp xoá nhăn hiệu quả với rủi ro thấp hơn.
Các chỉ định phổ biến của peel AHA bao gồm:
- Điều trị mụn (hiệu quả hơn nếu mix cùng salicylic acid)
- Giảm sạm da, đen da sau cháy nắng
- Trẻ hóa da sương sương
- Phù hợp với những khách hàng thích peel cho bóng bóng xinh xinh mà sợ bong tróc, không có điều kiện giữ da trong nhà vài ngày.
Rồi xong bài viết đến đây thôi. Hoạt chất nào cũng là vũ khí tốt để tiêu diệt vấn đề nhưng quan trọng là bạn hiểu và dùng nó như nào cho hợp lý.
Nguồn tớ ngại trích chứ đảm bảo chuẩn nhé. Trích ra có đọc đâu mà cứ bắt trích -.-